7 luân xa, bạn chỉ cần chú ý đến một luân xa này thôi!
7 luân xa, bạn chỉ cần chú ý đến một luân xa này thôi!
Dạy Reiki mình dặn các bạn học viên là đừng bám chấp quá vào tiểu tiết mà lại quên đi cái quan trọng nhất. Mọi người không cần để ý quá nhiều tới luân xa nào đóng, luân xa nào mở hay là phải quán tưởng luân xa nào phải quay chiều nào đâu. Và càng không nên đem thân mình để người khám luân xa trên mạng bừa bãi rồi lại mang thêm lo lắng không cần thiết. Cũng tránh dùng các công cụ đo đạc kiểm tra nào để thêm bám chấp, công cụ chỉ làm cho lí trí yên tâm hơn thôi.
---
Luân xa là các ‘nút' năng lượng tự nhiên trên cơ thể. Giống như chúng ta không cần phải dạy tim phải đập ra sao, hay dạy phổi phải thở thế nào, đó là các cơ chế vận hành tự nhiên. Các nút năng lượng của cơ thể cũng như lỗ chân lông trên da, khi lỗ chân lông bị bí thì da sẽ nổi mụn vì các chất bẩn, bã nhờn không tiết ra được. Đi khám sẽ thấy là do rối loạn nội tiết tố. Nói theo ngôn ngữ năng lượng thì ‘rối loạn’ là năng lượng không được điều tiết tuần hoàn, dẫn tới bị bí.
Vậy phải làm gì để cân bằng các luân xa nếu không cần để ý tới từng luân xa nào đang đóng hay mở?
Chìa khóa thì chắc mọi người cũng đoán được rồi.
‘Living life from the heart center'. Sống và làm mọi thứ từ luân xa tim. ‘Living life from the heart center'. Mình thậm chí không dùng từ là ‘kích hoạt luân xa trái tim' nữa, vì bản thân luân xa tim cũng không cần được kích hoạt. Nó chỉ cần được để mở để điều hòa các luân xa khác thôi.
Chức năng của tim là đưa máu đi khắp cơ thể thì chức năng của luân xa tim cũng là trạm trung chuyển, cái ‘lò luyện kim' giải phóng tất cả các ách tắc từ ba luân xa dưới và hữu hình hóa tất cả các năng lượng được tải xuống từ ba luân xa trên. Trong sao ngoài vậy, trên sao dưới vậy, ‘trần sao âm vậy', cái gì được đưa xuống mà ở dưới không tiếp nạp được thì sẽ bị mất cân bằng. Hiểu hình tượng đơn giản là vậy.
Mọi người nghe ‘đóng', ‘mở', ‘muốn mở trái tim thì đừng bao giờ đóng’, chắc vẫn đang cảm thấy rối phải không? Mình sẽ lấy ví dụ từ mấy buổi channelling gần đây cho dễ hình dung nhé.
----
1.
Một buổi hôm kia, bạn khách hỏi: ‘Tại sao mình luôn bị lạnh lùng, vô cảm? Tại sao người khác luôn bảo mình bị đứt dây thần kinh cảm xúc? Tại sao mình không có nhu cầu tình cảm, kể cả ôm ấp hôn hít con mình cũng cảm thấy khó? Mình không cảm thấy việc lấy chồng là cần thiết nữa. Từ bé đến giờ cũng ít có bạn thân. Mình phải làm gì để thay đổi bản thân?'
Vào buổi, guides cho mình thấy bạn ấy chẳng có vấn đề gì về chuyện tình cảm cả, thậm chí quá dồi dào là đằng khác. Bạn ấy có rất nhiều tình cảm muốn được trao đi, và cũng muốn được nhận về lại nhiều y hệt như vậy. Nhưng nút chặn ở đây chỉ là hai thứ, tin tưởng, mở lòng và học cách ‘dựa dẫm', san sẻ với người khác. Học cách enjoy các mối quan hệ, đi từng bước nhỏ mà đừng đóng khung định hình mối quan hệ sớm quá; học cách enjoy với việc người khác cho mình thấy những sự bất ngờ, mới mẻ; học cách ‘xuề xòa'', cái gì không quan trọng quá thì cho qua.
Làm người ở giữa, mình thấy bên nào nói cũng có lý. Từ phía bên này guides cho thấy các nút chặn và cách tháo gỡ, vì bạn ấy có hỏi ‘phải làm gì để thay đổi'; nhưng từ phía bên kia, sau đó bạn ấy hỏi ngược lại: ‘Làm sao để tin được người khác khi chẳng có ai đáng tin? Làm sao dựa dẫm được vào người khác khi xung quanh bao nhiêu người đang phụ thuộc vào mình?’
Giống hệt như bài con gà có trước hay quả trứng có trước mà một lần mình đã viết. Chỉ là đứng từ phía nào để nhìn vào vấn đề. Bài học của linh hồn bạn ấy là mở lòng trước, cho người khác vào gần mình hơn, hiểu mình hơn rồi từ đó mới xây dựng niềm tin và các mối quan hệ thân thiết, ‘nếu ngay từ những bước đầu mà đã chặn luôn thì làm sao thấy tương lai sẽ mở ra những gì?’. Nhưng mà đứng từ phần ‘con người' thì lại muốn ‘Phải có gì để lý trí có thể tin thì mới tin được chứ'.
Bạn ấy cũng nói rằng kể cả với con cũng thế. Con bạn bảo ‘Mẹ chẳng yêu con', nhưng lời bạn ấy nói thì có lẽ ai làm mẹ (đơn thân) chắc cũng đồng cảm: ‘Em gây áp lực cho con vì không muốn rằng một ngày em chết đi, có mình nó trên đời thì nó phải tự đứng được, không có ai để dựa dẫm cả. Em nói nó là ‘Muốn yêu thì yêu sau, học cho xong đi đã rồi muốn mẹ yêu thế nào cũng được'. Yêu mà cũng phải chờ tới lượt.
---
2.
Lại nói về chuyện đóng, mở trái tim. Nguyên do mình cắt bài thiền hôm qua ‘Khi buồn thì cứ buồn thôi' vì mấy hôm gần đây nhiều bạn tâm trạng quá.
- Một bạn khách hôm qua viết cho mình thế này:
‘Đôi lúc em sẽ không cảm nhận được gì cả, ko sense được gì cả. Như lúc em nhắn tin cho chị, trong lòng em cảm thấy trống rỗng, nhưng chợt chị hỏi em sao nghe em buồn thế, thì đột nhiên em lại muốn khóc, nhưng em lại kiềm chế lại ngay, lúc đó em mới phát hiện ra àh, thì ra là mình đang cần buồn đó hả? Em làm sao mà đến ngay cả buồn cũng ko thể cho bản thân được buồn nhỉ? Nhưng sao chị hay thế nhỉ, em chỉ nhắn có 2,3 câu thôi đơn giản bt thôi à, sao chị có thể nghe ra em buồn trong khi em còn ko biết mình đã thấy buồn luôn ah!?
Em cũng phát hiện ra bản thân mình có xu hướng gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực của bản thân, chắc là do em ko biết cách để xả nó ra đúng cách, nhưng khi dùng logic và lý lẽ để dập đi những cảm xúc đó, thì em cũng ko còn feel được gì cả, có lúc ngủ thức dậy em sẽ thấy trống rỗng trong trái tim. Em hông feel được gì, các giác quan cũng nhạt nhẽo, suy nghĩ cũng biến mất, làm mọi thứ chỉ như thói quen. Em đã đi qua giai đoạn đó một cách bất lực vì em ko hiểu bản thân mình bị gì cả, muốn thoát khỏi trạng thái đó mà ko biết cách như thế nào, sau đó em ko nhận thức được mà bộc phát những cảm xúc tiêu cực đó lên người mà em quan tâm, làm họ bị tổn thương mà bản thân cũng ko hay biết. đến khi cảm xúc bộc phát hết thì em mới bình tĩnh lại mà nhận ra lỗi của mình.
Làm cách nào để em nhận biết đc khi nào em nên cần dừng lại và hold space cho bản thân mình trước khi em mất đi khả năng tự làm như thế cho bản thân mình nhỉ?’
.
Guides cho thấy là cảm giác tê liệt, đơ cứng với cảm xúc như bé ấy viết không phải do bé ấy bị tắc nghẽn luân xa tim gì cả, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ thế khi bỗng dưng cảm thấy mình trở nên… vô cảm - không có cảm được gì nữa. Trạng thái trống rỗng, vô cảm này khác với trạng thái vô tâm ở những người ái kỷ, phải nhìn vào từng người mới biết lý do là gì.
Với bé khách này thì là do có quá nhiều cảm xúc đang diễn ra bên trong nên bỗng nhiên bị ngộp, chưa process được nên đơ cứng luôn ‘hệ điều hành'. Các cảm xúc này cũng trùng với một giai đoạn phát triển bé ấy sắp bước vào để lớn hơn, mang thêm nhiều trách nhiệm hơn.
Mọi thứ đang vừa thanh lọc, gói ghém lại, cộng với chuẩn bị hành trang cho chặng tiếp theo nên đây như là một giai đoạn chuyển giao, tổng hợp của tất cả các cảm xúc đưa tiễn (grief) cho một giai đoạn cũ mà khó chỉ đích danh thành một tên gọi nào cả. Khi đang ở trong trạng thái này, nếu càng muốn nó đi nhanh thì nó lại càng chậm, cách duy nhất chỉ là cho nó đi qua hết cơn mà thôi.
----
‘Muốn mở thì đừng bao giờ đóng', đấy là nói về luân xa tim. Nhưng tim, cảm xúc không phải cái máy mà bảo mở thì mở, đóng thì đóng như bật công tắc là xong. Tuy nhiên, chúng ta có thể tập cho 'cơ tim' được dẻo dai hơn.
Mọi người thấy không, chỉ mỗi bài học về ‘niềm tin' thôi mà tự nó đã có bao nhiêu tình huống lắt léo, bao nhiêu cuộc đời chỉ để chúng ta sống mềm mại theo dòng hơn.
Mọi thứ khác có thể cần phải học, nhưng không ai cần phải học cách yêu cả. Yêu là cái la bàn được cài đặt sẵn khi chúng ta xuống đây rồi. Vì thế người ta mới nói ‘yêu bằng tim chứ không yêu bằng tai bằng mắt' ^^
Spirit guides hay nói với mọi người rằng ‘We love you for no reasons', ‘Chúng ta yêu con chẳng vì lý do gì cả'. Nghe không quen thì thấy thật là sến súa nhưng guides đi từ trái tim thì cũng sẽ nói bằng ngôn ngữ ‘sến súa' của trái tim thôi là như vậy (bên cạnh những lời nói thẳng tắp không lòng vòng bọc đường để mọi người hiểu tắc nghẽn đang ở đâu nhanh hơn!) ❤️
.
.
Mọi người có thể đặt hẹn dẫn kênh/channelling kết nối với guides trên website luôn ha! Nếu không thấy lịch phù hợp thì nhắn để mình sắp xếp giờ khác nhé 😘