7 Ngày Self-Care: Ngày 6

7 Ngày Self-Care

✒︎ Ngày 6: 'Công của ai?'

Post này ghi chép lại vài suy nghĩ gần đây của mình.

Có một chuyện này mình lăn tăn dạo gần đây là:

- Giả dụ mình muốn viết một cuốn sách nhưng prompts để AI lập dàn ý, gợi ý cách thể hiện, tạo nội dung, v..v, và việc của mình chỉ là biên tập chỉnh sửa lại thôi. Vậy thì mình có thể tự gọi mình là tác giả của cuốn sách đó không?

- Cũng như vậy, nếu mình dùng AI để viết bài trên FB mà bài đó viral - thì mình có take credit (nhận công) là mình viết bài đó không?

Mình biết là nhiều người đào tạo AI coi chuyện đó là bình thường. Lý do đưa ra là đầu vào (là các prompts gợi ý rót xuống cho AI triển khai) vẫn là từ chúng ta đưa xuống, chúng ta vẫn mất chất xám để nghĩ ra ý tưởng ban đầu, còn AI chỉ gợi ý thôi. Và do đó vẫn có thể ghi rằng mình là tác giả của cuốn sách đó được.

Chuyện này làm mình nhớ đến hồi đi du học. Một trong những việc làm thêm của mình ngày đó là viết essays hộ những bạn bận đi làm nhưng vẫn muốn thi qua môn để lấy chứng chỉ. Có những bài thi trực tiếp trên lớp (thì mình không đi thi hộ được), có những bài được mang về nhà làm, miễn sao nộp trước deadline. Khi sinh viên nộp bài, giáo viên sẽ chạy những bài essay đấy qua máy quét (nó là phần mềm phát hiện đạo văn - plagiarism checker). Các bài essay toàn có yêu cầu về số lượng chữ tối thiểu mà phải có nội dung thật để đủ điểm qua môn.

Hầu hết các bạn ấy đều học khác ngành của mình nên nhận ‘job’ là mình cũng phải đọc tài liệu thì mới viết được - hệt như mình là người đi thi luôn ấy! Khi viết xong thì mình gửi lại cho các bạn ấy (gọi là khách hàng nhỉ :D) xem qua. Các bạn ấy nộp bài rồi lại chuyển lại cho mình feedback, nếu qua môn thì học kỳ sau lại book mình tiếp :D

Nghĩ thêm thì mình liên tưởng đến chuyện nữa là:

- Nhiều nhãn hàng đặt sản xuất một sản phẩm bao bì trắng và in logo riêng lên, rồi nhận là sản phẩm handmade.

- Chuyện này thì hơi khác về hình thức một tẹo, đấy là những người mang thai hộ. Phôi thai vẫn là của bố mẹ, chỉ có để người khác mang cái thai đó trong 9 tháng giúp mình thôi, lúc đẻ ra thì đứa con đó vẫn tính là con của mình chứ.

_____

Hôm làm Ebook cần vài hình minh họa. Mình không dùng được hình trên Pinterest vì bản quyền, còn hình stock thì không tìm thấy cái nào mang hơi hướng ‘tâm linh’, sến sến bay bay (:D) như ý mình cả. Thế là chồng mình prompt AI cho nó làm hình. Mình thấy rất hiển nhiên ở chỗ không thể nào nói rằng chồng mình là người thiết kế ra mấy cái hình đó được. Ảnh chỉ gợi ý, rồi chưa đúng ý thì chỉnh tiếp gợi ý tới khi nào nó làm được đúng ý thì thôi.

Thế nhưng tại sao mình vẫn lấn cấn chuyện để AI viết sách, viết bài, và nhận là chúng ta là tác giả?!?

Mình nghĩ đầu tiên đó vẫn là một vùng xám. Ít ra hợp đồng giữa người với người (như mình viết bài hộ các bạn ‘khách hàng’) có điều khoản rõ ràng để biết giới hạn, quyền lợi và công (credit) của mỗi người tới đâu.

Còn với AI, chúng ta coi nó là công cụ thôi nên mặc nhiên công nhận tất cả credit sẽ thuộc về người điều khiển nó.

_____


Sáng nay mình mang chuyện này ra ‘bàn’ với guides. Guides bảo:

✨ ‘It is not relevant who gets the credit. On the spiritual plane, you are recognized and known only for your own merit and effort.’

✨ ‘Không quá quan trọng công sức là của ai. Đối với thế giới linh hồn, ai cũng đều được nhìn thấy bởi chính nỗ lực và phẩm hạnh của mình.’

Mình hiểu ý của guides đang nhắc đến quá trình chuyển hóa, chứ không phải chỉ là mỗi kết quả.

▪︎ Tác giả viết sách dành thời gian, tâm sức, trí lực thì trong quá trình hoàn thiện, bản thân họ được tải xuống ý tưởng, biến ý tưởng cho có sức sống và trưởng thành hơn từ chính quá trình tạo ra tác phẩm ấy.

▪︎ Có thể thi hộ người khác, nhưng không thể học hộ người khác. (Chỗ này làm mình nhớ tới ngày nhỏ hay được mẹ rót vào tai: ‘Học để ấm vào thân mình ấy’ :D)

▪︎ ‘You can’t cheat on the spiritual plane’ - ‘Không đi tắt, không đánh lừa được trong thế giới linh hồn.’


Không bao giờ mình có cảm giác spirit guides và các Masters mang thái độ ‘vai vế’ thứ bậc mỗi khi mình kết nối với họ cả, bởi vì ai cũng biết là các Master đạt tới ‘cấp độ’ (level of initiation) đó bằng chính sự tu tập, nhân cách và quá trình chuyển hóa tự thân. Quá trình này rất công bằng, rõ ràng và mang đến nhiều hi vọng để ai cũng hiểu rằng tới một ngày nào đó, mỗi người cũng có thể đạt tới ‘cấp độ’ ấy.

____

Mình cứ nghĩ là ngày đó nếu có AI thì ‘công việc làm thêm’ viết essay hộ đó chẳng bao giờ tới lượt mình hì hì.

Lo ngại của nhiều người là AI khiến con người ngày càng lười tư duy. Nhưng điều mình thấy đáng quan ngại hơn đó chính là việc mất dần bản sắc cá nhân và thiếu cảm xúc, thiếu sức sống cơ. Quá trình ‘khai tâm’ (‘inititation’) chỉ có thể đến thông qua việc một người ‘thức tỉnh’ đánh thức những người khác. Một quá trình rất rất Con Người.

(Đây là ý nghĩa của quá trình ‘khai kênh’ trong Reiki, nhưng mình để sang bài khác sau không có bài dài quá).

.
.
Phương

Previous
Previous

7 Ngày Self-Care: Ngày 7

Next
Next

Bài học linh hồn về bản sắc cá nhân (Identity)