Viết cho những người làm bố làm mẹ 💚

Cách đây phải đến gần một năm, mình có viết một bài về chuyện mất thai, bỏ thai và trích dịch một đoạn trong sách ‘Your soul's gift’ của bác Robert Schwartz. Sách đó giờ đã được dịch và xuất bản sang tiếng Việt, mình rất recommend mọi người đọc để hiểu thêm một góc nhìn khác về những lựa chọn của linh hồn cho những kịch bản khó.

Có những thứ nằm trong kế hoạch của linh hồn gồm việc lựa chọn gia đình, nơi chốn mình sinh ra; thậm chí linh hồn còn biết được % khả năng mình có được sinh ra hay không (cái này nằm trong những trường hợp mất thai, bỏ thai). Có những kế hoạch linh hồn mà chuyện có con, có bao nhiêu con là một kế hoạch được biết chắc chắn; nhưng cũng có những kế hoạch linh hồn mà chuyện có hay không có con mang tỉ lệ xác suất ngang nhau. Cảm tưởng giống như chúng ta chơi roulette vậy, mỗi lựa chọn tung ra (là một hoàn cảnh điều kiện, quyết định, ngã rẽ) sẽ kéo linh hồn ngả theo một hướng khác - nhưng về tổng thể con đường (hay chủ đề, ‘life theme’) thì luôn có một vài gạch đầu dòng mà mỗi linh hồn muốn đi qua.

Mình nhắc về chủ đề này hôm nay là vì có một thứ chúng ta biết nhưng lại hay quên mất, đó là không có gì là ngẫu nhiên cả! Con bạn tới với bạn là có lí do, có những người mẹ mà trước khi con ra đời, mẹ còn mơ thấy trước hình hài mặt mũi của con như được báo mộng. Mỗi linh hồn thậm chí đã chuẩn bị cả về hình dáng cơ thể, thời điểm ra đời của mình từ một thời gian rất lâu trước khi người mẹ đó mang thai rồi.

☾☽☾

Mình làm việc với các chị, các mẹ là nhiều, thỉnh thoảng chỉ tune in từ xa để xem dấu ấn năng lượng của các con hay mối quan hệ bài học của hai mẹ con; nhưng hôm rồi mới là lần đầu tiên làm việc với một bé mới có 14 tuổi. Chị đó đặt lịch cho con vì đang sợ bé có dấu hiệu trầm cảm. Có thật sự tune in vào chính hành trình và linh hồn của bé mình mới hiểu ý nghĩa của việc mỗi linh hồn chọn đầu thai vào một dòng họ/gia đình (ancestral line). Có những dấu ấn năng lượng hay bài học chung trong cả ancestral line đó để tạo thành nền tảng để mỗi linh hồn bật lên và học bài học cho mình. Ví dụ: dấu ấn về tính nữ, về cách mang trọn (embody) năng lượng tính nữ; dấu ấn về low self-worth; hoặc là trong trường hợp của bé 14 tuổi ở trên thì là học cách tự tạo ra con đường của mình, học cách tin, học cách mở lòng, học cách trân trọng những lúc còn được ở bên cha mẹ.

Mấy buổi làm việc gần đây hầu như buổi nào cũng có một vài thông điệp về niềm tin - ‘trust issues'. Nếu không là ‘trust issues' theo cách tin tưởng vào bản thân thì là ‘trust issues' thể hiện bằng việc không cảm thấy đủ tin tưởng để mở lòng với người khác; ‘trust issues' theo hướng quá kiểm soát và không thể đón nhận sự giúp đỡ. ‘Trust issues' còn là việc không tin rằng mình có thể là bố là mẹ tốt cho con, quên mất rằng con cái đến với mình là một sự sắp đặt có chủ đích, trong mối quan hệ hàm chứa các bài học tốt nhất cho hành trình của cả hai.

☾☽☾

Mình muốn viết nhiều về chuyện làm cha làm mẹ, làm con cái dưới góc nhìn ‘tâm linh' qua những buổi dẫn kênh và cũng vì nhìn thấy những loay hoay từ cả hai bên. Cha mẹ không cần phải đi qua các lớp học làm bố làm mẹ thì mới trở thành cha mẹ tốt; cũng không cần phải mua nhiều đồ chơi giáo cụ thông minh thì con mới giỏi giang như chúng bạn; cha mẹ không cần phải đưa con đi đến hết lớp học này tới lớp học kia, học đủ thứ kĩ năng thì mới là tròn trách nhiệm nghĩa vụ. Những gì con cái cần nhất - mà có khi ngay cả những gì ‘đứa trẻ bên trong' của cha mẹ cần nhất - đấy chỉ là một sự lắng nghe, hiện diện, nhìn thấu qua hình dáng nhỏ bé bên ngoài của con mà nhận ra rằng ở bên trong cơ thể đó cũng là một linh hồn cũng như mình. Từ góc độ đó, chúng ta có thể hỏi con ở vai trò như hai linh hồn đang trò chuyện với nhau: ‘Bố/Mẹ có thể làm gì để giúp con đi trên hành trình cuộc sống lần này của mình?’.

Mình chia sẻ thêm chuyện này vì cứ mỗi lần nghĩ tới điều này mình luôn thấy kì diệu. Có hai thời điểm trong cuộc sống vật lí mà ở thời khắc đó, các spirits ‘kéo' tới đông nhất: đó là khi em bé trong bụng sắp chào đời, và thời điểm một người sắp qua đời. Một thời điểm tượng trưng cho sự hữu hình hoá từ thể dạng linh hồn sang thể dạng vật lí hữu hình; và một thời điểm linh hồn rũ bỏ thân xác vật lí để quay trở lại thế giới linh hồn. Cả hai thời điểm đều được coi như là một sự chào đón - ‘celebration', và một thời khắc chuyển giao.

Có rất nhiều áp lực và định kiến bị đổ lên đầu người làm mẹ, làm vợ, làm phụ nữ nói chung mà mình luôn tâm niệm thông qua công việc này và cả bài viết của mình, mình có thể góp phần nào phá vỡ bớt các định kiến xã hội, cũng như mong các chị em phụ nữ cảm thấy mình được thương cảm, thông cảm và chấp nhận như mình vốn là. Mang vào vai trò trở thành mẹ cũng kích hoạt một trong những tổn thương lớn nhất mà nhiều người mang theo từ các thế hệ phụ nữ trước trong dòng họ, đó là tổn thương về self-worth - ‘Mình không phải là người mẹ ĐỦ tốt cho con'. Tổn thương này ít khi được gọi tên theo đúng bản chất thật sự của nó mà hay được bọc trong những lớp áo ‘mình làm thế vì con'. Chỉ đến khi tự chúng ta heal được cho chính mình thì mình mới thôi không phóng chiếu phần còn xù xì thô ráp bên trong đó lên con cái. Và cũng chỉ khi đó chúng ta mới thật sự trân trọng món quà là tất cả những gì tới với cuộc sống của mình. Cũng chỉ khi đó chúng ta mới học được vai trò ‘nâng đỡ' con mình như lời bài hát ‘You raise me up' - nâng đỡ chứ không phải uốn nắn, thay đổi hay kiểm soát.

☾☽☾

Dành cho tất cả các bố, các mẹ, hay cả những người làm con đang cảm thấy mình không đủ tốt, spirits hay nói câu này: ‘Your very existence here is already more than enough. Give yourself a break!’ Và bạn cứ nhớ lại thời khắc chuyển giao từ chỗ là một linh hồn, thông qua người bố người mẹ, chúng ta có mặt trong hình dáng cơ thể này được sống cuộc sống ở đây - đó thật sự là một điều kì diệu!

Phương

Previous
Previous

Healers là ai?

Next
Next

Higher-self của bạn là ai?