'Tại sao chúng ta lại phải đầu thai?'

Hôm rồi trong group các bài giảng của Rudolf Steiner, có một người post lên hỏi là, ‘Steiner có tài liệu gì nói về việc làm thế nào để mỗi linh hồn không phải đầu thai nữa không?’ (từ người đó dùng là ‘prevent from incarnation').

Có một người trả lời mà đó như một cú hích ‘Boong’ một cái trong đầu mình, người đó nói rằng (mình để nguyên văn tiếng Anh cho đủ ý tứ rồi dịch sang tiếng Việt ở sau):

- ‘It’s nothing but our desire that brings us back’ - tạm dịch nghĩa đen là: ‘Không phải chúng ta ‘phải' xuống đây, mà chính vì thôi thúc mang chúng ta quay trở lại.’

Mình nói chuyện, làm việc, tâm sự nhiều với các bạn mà đang ở ngưỡng chán quá muốn bỏ cuộc, muốn đi tu hay không còn cảm thấy nhiều ý nghĩa để neo đậu lại ở đây, hay cảm thấy lạc lõng với thế giới và mọi người xung quanh. Mình chia sẻ và đồng cảm với cảm giác đó vì cũng đã rất nhiều lần mình tự hỏi mình đang làm cái gì thế này? Tại sao đường dễ không đi lại chọn con đường tâm linh đi ngược dòng khó vậy? Rồi sẽ để lại những gì sau khi chết đi?

Mình mang câu hỏi đấy vào lúc thiền sáng nay, và câu trả lời không gì khác ngoài từ ‘desire' ở trên.

Chính vì thôi thúc của mỗi linh hồn chúng ta, thôi thúc được ‘being of service', thôi thúc được trở lại đây để xây dựng, lan toả, đóng góp thêm một vài mảnh ghép hay tiếng nói (mà đôi khi con đường chúng ta đi sẽ không phải tính bằng một vài tháng, vài năm mà có khi phải nhìn theo cả một chặng đường dài). Thôi thúc cũng là cái ‘Why' trong việc mình làm, là thứ duy nhất sẽ giúp chúng ta vượt qua những giai đoạn trũng trong nghề, trong sự nghiệp công việc; đó cũng sẽ không phải là những sự thoả mãn về vật chất hay niềm vui ngắn hạn nhất thời - nếu chúng ta lấy mục đích về vật chất (luân xa 1), thoả mãn (luân xa 2), nổi tiếng (luân xa 3) làm mục tiêu động lực thì nó sẽ không bao giờ đủ để dìu mình đi qua những chặng khó khăn mà những khi đó chỉ muốn checkout luôn cho nhanh. Muốn đi đến tận cùng của chữ ‘Why' hay ‘desire' này chỉ có mỗi cách là mình phải tự hỏi trái tim của mình, có từ ‘a pure heart' cũng là vậy. ‘Purify oneself' cũng là cách nói để ám chỉ việc làm sạch các phần shadows ở trong ba luân xa dưới, để rồi tới được ‘a pure heart' khi lên tới luân xa trái tim.

Có những buổi channelling với spirits luôn bắt đầu bằng câu, ‘Chúng ta hi vọng rằng buổi hôm nay sẽ là một bước khởi đầu để chúng ta khơi lại cây cầu kết nối từ giờ trở về sau.’ Mình cũng đã từng rất áp lực rằng ‘Phải giúp khách hàng trả lời được hết những gì họ hỏi', nhưng rồi về sau họ nói đi nói lại về chuyện ‘khơi lại cây cầu kết nối' mới khiến mình nhận ra mục đích sau buổi dẫn kênh không hẳn là để cầm tay chỉ việc cho những thứ ngắn hạn trước mắt mà cao hơn đó là giúp mỗi người khơi lại con đường để họ đi tìm (‘actively seeking' - từ họ dùng) sự thật, quay về bên trong và kết nối với linh hồn mình: hiểu về bản chất, con đường, mục đích, ý nghĩa của cuộc sống lần này. ‘Seek, and you shall find' - ‘Cứ đi tìm, rồi con sẽ thấy'.

Đừng vì những khái niệm bị gắn mác New Age khó hiểu như spirit guides, higher-self, linh hồn, karma, đầu thai, v..v. mà có thể đôi khi sẽ rất đối chọi với những niềm tin tín ngưỡng bạn đã được ngấm từ ngày bé khiến chúng ta nản chí và quay lưng lại với việc ‘actively seeking' tiếng nói của linh hồn mình. Trong hành trình tìm kiếm, bạn sẽ lôi lên những thứ mình đã cất giấu từ lâu; sẽ có rất nhiều lần muốn bỏ cuộc, mất niềm tin vào nhân loại hay chính bản thân mình nhưng mong rằng chúng ta sẽ có đủ dũng cảm và nghị lực để vượt qua những chặng dừng chân dọc đường và lại bật trở lại. Thử thách không ở đó để bảo với bạn rằng ‘Mày không làm được đâu, bỏ cuộc đi', mà ngược lại mỗi thử thách lại là một cơ hội để thử sức bền và sự kiên trì của bạn, cứ như thể đang có một lời nói rỉ vào tai bạn rằng: ‘Are you REALLY game for this?’.

Có một câu của Rudolf Steiner mình rất thích và cũng hay dùng làm mantra khi thiền, là: ‘May my soul bloom in love for all existence’ - giờ mình gửi tặng lại mọi người nhé.

Phương

Previous
Previous

11/11/22

Next
Next

Trải nghiệm cận tử và ‘Life Review’