'Nhạy cảm quá mức' hay là bị 'Quá tải giác quan/Sensory-Overload'?
✨ 'Nhạy cảm quá mức' hay là bị 'Quá tải giác quan/Sensory-Overload'?
Khi bắt đầu trở nên kết nối hơn với bản thân, có một 'sản phẩm phụ' chắc chắn sẽ đi kèm, đó là năng lượng của chúng ta sẽ trở nên ‘mỏng' hơn và bản thân bạn sẽ nhạy cảm hơn (nếu không nói là rất nhiều!), và cùng với nó có thể các khả năng ngoại cảm bắt đầu dễ nhận thấy hơn. Đối với những ai vốn dĩ đã nhạy cảm thì giữ được giới hạn để bản thân không bị quá tải cảm giác/cảm xúc và kiệt sức (sensory overload) thật sự khó khăn.
Những lúc bị sensory overload, những gì mình làm cho bản thân để tiết chế lại làm mình nhận thấy là các dấu hiệu và cả phương pháp cho sensory overload đâu đó đều có một vài điểm chung so với những người bị chẩn đoán nằm trong rối loạn phổ tự kỉ. Trên Netflix có một series phim Hàn rất hay là ‘Extraordinary Attorney Woo', mình rất recommend mọi người xem. Phim về một nữ luật sư bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỉ và những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong công việc và chuyện tình cảm. Có những thói quen rất OCD, hay việc Woo nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn, ánh sáng, môi trường xung quanh khiến mình nghĩ là nếu mình đi khám chắc chắn cũng sẽ nằm đâu đó trong phổ!
Những ai hay bị cho là nhạy cảm quá mức chắc sẽ hiểu điều mình nói! Nhạy cảm vừa là một món quà nhưng vừa dễ làm chúng ta bị kiệt sức. Nếu bạn cảm thấy mình có xu hướng bị sensory overload, hãy thử làm một trong những cách sau (ít nhất là chúng có hiệu quả với mình). Những ai ở cùng nhà với người có xu hướng dễ bị kích thích (triggered) giác quan cũng có thể giúp họ bình tâm lại khi sắp tới ngưỡng bị nổ tung:
🌟 Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhiều khi chúng ta không ngờ tới là các giác quan (senses) của mình đã nạp vào những thông tin gì một cách vô thức đâu, cho tới khi bị quá tải và cộng với bị stress thì quả bóng sẽ xì hơi! Đừng lướt FB, Tiktok một cách vô thức mà không dứt ra được; thoát ra khỏi các groups, lọc lại friendlist mà mình không cảm thấy phù hợp nữa vì nếu không các posts cứ bị hiện lên Newsfeed ồ ạt, bản thân chúng ta đọc hay không đọc thì vẫn bị mang theo năng lượng đó. Không tham gia vào những cuộc cãi vã tranh luận không đi đến đâu vì dù là chat online thôi nhưng năng lượng vẫn trao đổi như thường. Nếu có thể ‘nhìn' thấy các sợi dây năng lượng mà chúng ta vô thức mang theo, bạn sẽ thấy mỗi người như có một cuộn len rối bù xù bao quanh cơ thể, mỗi sợi len là một sợi năng lượng nối với một suy nghĩ/một người/một kí ức. Có ý thức về thứ mình đọc và tiếp nạp. Làm xong bước này có thể bạn đã thấy nhẹ hơn rất nhiều rồi!
🌟 Khi nhạy cảm hơn bạn sẽ dần dần nhận ra các dấu hiệu của cơ thể báo hiệu cho việc sensory overload sắp xảy đến. Nếu có thể tại thời điểm đó, rời khỏi phòng, kiếm một chỗ nào ngồi yên tĩnh lại, hít vào thở ra theo nhịp 4. Nếu ai làm quen bài trụ ánh sáng mình hay dẫn thì quán tưởng thác nước đổ xuống xong ngắt hết các suy nghĩ, sợi dây năng lượng đi.
🌟 Khi bị overload, đây là những thứ mình sẽ làm:
‣ Đi tắm (nếu có bồn tắm thì tắt hết đèn, chỉ thắp nến). )Note: Không vừa lướt điện thoại vừa tắm!!)
‣ Chuẩn bị không gian để ngồi hoặc nằm tĩnh lại. Mình không bật đèn phòng và cũng chỉ thắp nến. Khi bị sensory overload, bạn sẽ muốn ngồi trong phòng càng tối càng tốt để các giác quan được dịu lại. Nếu có tinh dầu thì đốt thoang thoảng, hoặc mùi nào khiến bạn thấy dễ chịu nếu không lại bị kích thích khứu giác trở lại. Mình sẽ không muốn nghe nhạc to, nặng, kể cả nhạc mình hay dùng lúc thiền buổi sáng thì những lúc thế này cũng quá kích thích; âm thanh thiên nhiên kiểu như tiếng mưa, nước chảy sẽ tốt hơn. Cái này tùy bạn muốn khi đó, nhiều khi không cần nhạc, hoặc chỉ cần đeo headphone giảm tiếng ồn cũng được.
‣ Nếu bạn có chăn trọng lượng (weighted blanket - có chỗ dịch là chăn giảm lo âu) thì dùng vì nó đè nặng cơ thể, được thiết kế để mang lại cảm giác như được ôm. Trong phim Attorney Woo cũng có đoạn bạn trai Woo kể là ở Pháp người ta thiết kế những cái ghế ôm dành cho người bị chứng phổ tự kỉ để khi họ bị lo âu căng thẳng, chiếc ghế sẽ siết cơ thể giống như một cái ôm từ đằng sau để cơ thể dịu lại. Chăn trọng lượng phải phù hợp với cân nặng cơ thể, các em bé sẽ dùng chăn nhẹ hơn chăn cho người lớn.
---
Chúng ta sẽ không muốn bị mất đi sự nhạy cảm đâu, nó chỉ hơi phiền phức một tí thôi khi quá tải! Ai cũng sẽ có những lúc như vậy nên khi bạn biết ngưỡng của mình, bạn sẽ dần dần biết cách điều chỉnh nó hơn cũng như biết cách tôn trọng giới hạn chịu đựng của bản thân hơn. Mình viết bài này khi hôm nay vừa bị qua một cơn overload nên hi vọng nó cũng giúp cho các bạn bị nhạy cảm ‘quá mức' phần nào! 🌻
Phương 🥰