Các quy luật bất di bất dịch trong tâm linh

Một vài quy luật bất di bất dịch trong tâm linh

‘Trần sao âm vậy’, nếu thế giới vật lý có luật lệ nguyên tắc thì trong thế giới tâm linh cũng có những quy luật vô hình vận hành giúp duy trì sự cân bằng và trật tự. Dù có tin vào thế giới linh hồn hay không thì những quy luật này vẫn tồn tại và tác động tới chúng ta ngay cả khi còn sống lẫn khi về lại với thế giới linh hồn (và cả khi đầu thai trở lại)!

Một vài quy luật (Law) phổ biến có lẽ mọi người cũng đã nghe thấy đó là:

1) Luật nguyên nhân - kết quả (Law of Karma): hay bị gọi tắt là 'Luật nhân quả', hay là 'nghiệp quả', mình sẽ để link bài viết cũ về karma cho mọi người đọc thêm nhé.

2) Luật hấp dẫn (Law of Attraction), hay còn gọi là Luật đồng thanh tương ứng (Law of Resonance): về việc chúng ta thấy thu hút những thứ cùng tần số với mình. Note nhỏ chỗ này: chúng ta tin vào luật hấp dẫn, ‘like attracts like’ mà tại sao lại cho rằng ‘Manifest’ không phải là tâm linh nhỉ?!?

3) Luật luân hồi (Law of Reincarnation)

4) Luật Nhị Nguyên (Law of Polarity): mọi thứ đều có hai mặt đối lập (ánh sáng và bóng tối, âm và dương, yêu thương và thù hận). Sự đối lập là cần thiết để tạo ra sự cân bằng và nhận thức sâu sắc hơn.

Và có một quy luật nữa có thể mọi người sẽ nhận ra trong quá trình chữa lành, đó là Luật Phản Chiếu - ‘Law of Reflection’.

.....

Chúng ta rất hiếm khi nhìn một người như chính bản chất họ vốn là, mà có xu hướng nhìn mọi thứ thông qua lăng kính chủ quan của mình. Cuộc đời như một hành lang bằng kính - chúng ta va đập và dội trở lại không chỉ là các tài năng, vẻ đẹp của mình mà còn cả những phần chưa được ánh sáng soi rọi tới, để rồi khi nhìn vào người khác, chúng ta bị triggered lên bởi những phần mình muốn giấu thật sâu thật kín.

Luật Phản Chiếu cho chúng ta hiểu rằng mọi mối quan hệ, mọi tình huống trong cuộc sống đều là tấm gương phản chiếu nội tâm của chính mình. Những gì khiến ta khó chịu, bực bội ở người khác thường là phần bóng tối mà ta chưa đủ dũng cảm đối diện trong chính mình. Nhưng đồng thời, những gì ta ngưỡng mộ và yêu quý ở người khác cũng chính là phần ánh sáng bên trong mà ta có thể chưa nhận ra hoặc chưa trân trọng đủ.

Ví như nếu bạn thấy ai đó quá kiên nhẫn, có thể chính bạn cũng có khả năng kiên nhẫn nhưng chưa nhận ra. Nếu bạn cảm thấy một người vô tâm làm mình tổn thương, có lẽ đó là lời nhắc rằng bạn cần chăm sóc bản thân nhiều hơn thay vì kỳ vọng ai đó lấp đầy khoảng trống ấy.

.......

Những điều bạn nói và nghĩ về bản thân quan trọng lắm, vì nó sẽ như một tấm gương phản chiếu lại cách chúng ta nghĩ về tất cả các mối quan hệ trong cuộc đời mình. Hãy để ý những gì bạn tự nói về bản thân, có những tính từ nào mà bạn đang tự dãn nhãn và đóng khung mình không?

Mình không biết bạn đã ghi những gì trong danh sách những điều bạn muốn manifest cho năm sau, nhưng hãy thêm vào một dòng ưu tiên bôi đậm gạch chân, đó là: hãy nhẹ nhàng hơn với chính mình. Chúng ta không cần phải hoàn hảo. Không cần phải lúc nào cũng mạnh mẽ hay đúng đắn. Hãy cho phép bản thân được yếu đuối, được mắc sai lầm, và học cách yêu thương mình ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn nhất.

Hãy để năm sau (thấy bảo trong thần số học là năm số 9, năm của sự tổng kết, kết lại một chu kì nhỉ?) là một năm để chúng ta dọn dẹp lại tất cả những niềm tin, nỗi sợ, chần chừ, hoài nghi đã giữ chúng ta quá lâu trong cái kén an toàn, để bắt đầu một chu kỳ mới được sống LÀ CHÍNH MÌNH hen.

Mình chỉ cầu chúc bạn luôn tin rằng mình xứng đáng được yêu thương và được hạnh phúc. Từ guides, từ người thân, và quan trọng nhất là từ chính bản thân bạn. 💖


Phương

Previous
Previous

Đối diện với ‘Mom Guilt’ (cảm giác có lỗi khi làm mẹ)

Next
Next

3 bước tận dụng tối đa nguồn lực để cùng Manifest với linh hồn