Đây là lý do mình không muốn đóng khung định nghĩa về Tính Nam, Tính Nữ.
Đây là lý do mình không muốn đóng khung định nghĩa về Tính Nam, Tính Nữ.
Bởi vì nếu chỉ mỗi Tính Nữ không mà không có điểm neo là sự tự tin, chắc chắn, vững vàng của Tính Nam thì chúng ta dễ bị ‘vơ vào’, nghĩ rằng vấn đề gì cũng là do mình làm gì đó sai, như câu chuyện mình kể dưới đây.
***
Bạn khách tâm sự là đã trải qua tư vấn tâm lý và relationship coach để từ chỗ độc thân tổn thương tới chỗ có người yêu được một thời gian rồi. Nhưng tại sao cứ cảm giác những tổn thương sâu cứ quay lại vùi dập mình. Đó là những tổn thương gì?
Bạn hỏi guides là:
▪︎ Đó có phải người phù hợp với mình không?
▪︎ Tại sao mình luôn dễ bị kích hoạt cảm xúc từ những chuyện rất nhỏ để rồi thành ra cãi vã dễ dẫn đến chia tay?
▪︎ Điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ này? Tại sao người đó yêu mình mà mình cứ cảm thấy như đang bị hành hạ?
Bạn đang hiểu rằng bài học trong mối quan hệ này là học cách kiềm chế cơn giận bùng phát, hiểu thế có đúng không?
***
Ai đã làm dẫn kênh thì chắc mọi người biết kiểu trả lời của guides. Họ không trả lời vào mỗi câu chúng ta hỏi đâu mà sẽ đào xới vấn đề từ phần lõi. Chính chỗ này mới là thứ mình không thể biết gì về khách để tư vấn được, mà chỉ có thể làm ‘speaker’, như một bạn ví kiểu như đang ngồi bàn tròn với guides còn mình làm phiên dịch thôi.
Vào một cái, guides nói điều đầu tiên họ muốn bạn ấy nhớ và thuộc nằm lòng, đó là:
'IT IS NOT YOUR FAULT THAT YOU FEEL THE WAY YOU FEEL'
Bạn khách không kể với mình là những chuyện ‘rất nhỏ’ dẫn đến cãi vã là gì nên nếu không phải là guides nói, mình sẽ không thể biết rằng ẩn sau những câu bạn ấy hỏi lại là các mô thức:
▪︎ Nỗi sợ thiếu an toàn
▪︎ Nỗi sợ bị nhìn nhận như là thất bại
▪︎ Không thể tha thứ cho những sai lầm trong quá khứ nên dễ tự hạ thấp giá trị của mình
Những mô thức này nếu nhìn vào ai cũng cảm thấy mình cũng có ít nhiều, nhưng khi được hòa quyện để linh hồn sắp xếp cuộc đời, nó sẽ được thể hiện ra bằng việc:
1️⃣ Bạn ấy cảm thấy khó để tin tưởng vào trực giác, bởi từ nhỏ (và từ cả các kiếp trước) đã luôn cảm thấy không an toàn trong môi trường sống và cả những mối quan hệ xung quanh. ‘Mình có thể tin được những gì người khác nói không? Họ nói thương mình nhưng tại sao hành động của họ lại không thể hiện ra là như thế?’. Khi luôn bị nghi ngờ về những gì mình nhìn và nghe thấy với những gì mình cảm thấy ở dưới bề mặt thì trực giác cũng bị nhiễu theo, dẫn tới việc không biết phải làm gì mới là đúng.
2️⃣ Vì không muốn bị đánh giá là thất bại nên mặc dù trong thâm tâm bạn ấy luôn biết có gì đó không đúng nhưng thà cố giữ thứ đó còn hơn là lại chẳng có gì.
3️⃣ Vì điều trên dẫn đến việc luôn lấy lý do bào chữa cho những hành động mà người khác làm tổn thương đến mình. Nói theo ngôn ngữ phổ biến bây giờ là tự mình 'thao túng tâm lý' mình (tự gaslighting mình), vì rõ ràng có những chuyện, câu nói và hành xử của người khác vượt quá ngưỡng giới hạn của bạn ấy nhưng bạn ấy lại nghĩ là do mình thổi phồng câu chuyện lên. Và vì thế bạn ấy mới luôn nghĩ là do mình sai, nếu mình cư xử khác đi thì có thể sẽ khác.
Guides ví đoạn này như ninh xương, thỉnh thoảng bọt sủi lên thì lại vặn nhỏ lửa cho nó chìm xuống chứ không vớt vứt đi. Bao nhiêu lăn tăn toàn bị ‘vặn nhỏ lửa’ nên thỉnh thoảng nó lại bị sôi sục kích hoạt lên là vậy. ‘Vặn nhỏ’ mãi, tới lúc tắt tiếng luôn.
4️⃣ Do bạn ấy không tha thứ cho những sai lầm trong quá khứ nên bạn ấy cũng vô thức cho phép người khác hết lần này tới lần khác đi quá giới hạn.
Tất cả những chuyện này rốt cuộc để làm gì?
Là để EMPOWER bạn ấy.
Trong câu chuyện này, thứ bạn ấy cần nuôi dưỡng không phải là Tính Nữ nữa mà một sự cương quyết, quyết liệt, khảng khái, tự chủ của Tính Nam. Mà muốn tìm lại sự tự tin tự chủ (‘reclaim your power’’) thì chỉ bằng cách trước hết là hãy tha thứ cho mình. Khi linh hồn dồn đủ lực nén, sẽ tới lúc nó đủ bật ra để embody được tâm thế rằng:
‘This is me.
This is my way.
Take it or leave it, but I won’t allow myself to back down anymore.’
Guides bảo, 'Con phải nhớ thật kỹ rằng: không có bất cứ sai lầm nào mà có thể cho phép người khác lấy đi sức mạnh của con được. Hãy giữ lấy nó bằng mọi giá.'
Cuối buổi, guides dặn bạn ấy là nếu trực giác đang tạm thời bị nhiễu sóng thì hãy để ý tới phản ứng của cơ thể: cơ thể đang căng cứng, gồng lên, hay đang mềm mại, thư giãn khi ở cạnh một người? Rồi dần dần, khi lấy lại được niềm tin vào bản thân thì sẽ nhận ra trực giác rõ hơn.
***
Câu ‘Đây có phải là người phù hợp với mình không?’ đôi khi là câu hỏi khá… thừa, bởi lẽ bạn phải cảm thấy có gì đó lợn cợn thì mới hỏi câu đấy chứ, đúng không nào? Có nghĩa là trực giác đã phát tín hiệu rồi mà chúng ta lại toàn dùng lý do lý lẽ để cố tình phủ đầu nó đi thôi.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi linh hồn đều mang những dấu ấn riêng biệt mà phải ráp vào từng người mới biết là những công thức được dạy có thật sự phù hợp với mình hay không.
Chung quy lại vẫn phải quay về hệ quy chiếu từ mình, từ việc hiểu mình đã ha! ❤️
.
.
Phương