Tính nữ (phần 4): AUTHENTICITY - chân thật là mình nhất

🌙 Tính nữ (phần 4): AUTHENTICITY - chân thật là mình nhất

Bài hôm trước có bạn comment một câu rất hay là: ‘Làm cách nào để gần với bản chất thật sự (Authenticity) của mình nhất?’.

Khi nhắc tới tính nữ, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các từ khóa như là:

- Trực giác, nhạy cảm, thấu cảm

- Nuôi dưỡng, nhẹ nhàng, xuôi dòng

- Mềm dẻo, linh hoạt, đón nhận

- Chân thật, là mình (Authenticity)

- Mở rộng, tự do, đủ đầy

Hai từ khóa lớn mọi người quan tâm rất nhiều là: AUTHENTICITY và IDENTITY.

Định hình cá tính bản sắc cá nhân (Identity) để thể hiện được mình một cách chân thật nhất (Authentic).

----

Mình không muốn dán nhãn ‘Thế này mới là tính nữ, thế kia là tính nam’. Vì thật sự khi channelling cho mọi người, mình nhìn thấy là những biểu hiện tính nữ mất cân bằng là do phần tính nam chưa được tự do biểu đạt.

Tức là trong mọi phẩm chất của tính nữ, sẽ luôn có ‘partner’ tính nam đối lập.

Mình lấy ví dụ của AUTHENTICITY trong bài này nha. Partner của phẩm chất này là một tính chất rất… tính nam mà ít khi được nhắc tới, đó là: AUTHORITY. Chúng ta sẽ bắt đầu bàn kĩ tới phẩm chất này.

–--

‘Authority’ là từ hơi khó dịch sát nghĩa sang tiếng Việt vì nó đa diện. Dịch nghĩa đen thì là quyền hành, quyền lực. Nhưng trong bài này thì đó là năng lực tự định hình, ra quyết định và xây dựng cuộc sống mà mình mong muốn. Đây là một yếu tố quan trọng để chúng ta tự tin, tự chủ hơn, và từ đó kết nối sâu sắc hơn với chính mình.

Khi dịch lại lời của spirits, guides cho mình thấy lúc thì một người bị mất tiếng nói trong gia đình đối với các quyết định trong cuộc sống; lúc thì một người mang những lời thề im lặng (vow of silence) từ kiếp trước; lúc thì là nỗi sợ sai, sợ bị đánh giá, v..v.

Để hiểu rõ về ‘Authority’ chắc chúng ta sẽ đi qua vài biểu hiện khi thiếu Authority để mọi người dễ hình dung hơn. Đây chỉ là các biểu hiện mình khái quát hóa thôi nhen chứ không phải ai cũng phải có tất cả những biểu hiện này cùng một lúc cùng một thời điểm!

Dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, liên tục thay đổi quyết định hoặc mục tiêu vì sợ không làm hài lòng bạn bè, gia đình, hoặc xã hội, hoặc ra quyết định theo kỳ vọng hoặc áp lực từ bên ngoài.

Khó đưa ra quyết định

Ví dụ: Mất nhiều thời gian để đưa ra những quyết định đơn giản, như chọn món ăn, vì lo lắng liệu quyết định của mình có đúng không. Ở mức độ cao hơn là do dự trong các quyết định quan trọng như thay đổi công việc, chuyển nơi ở hoặc bắt đầu một mối quan hệ.

Khó thể hiện bày tỏ ý kiến, cảm xúc hay nhu cầu cá nhân, dẫn tới ví dụ: dễ nương theo, đồng ý với ý kiến của người khác dù biết điều đó không hiệu quả hoặc không phù hợp.

Phụ thuộc vào sự công nhận từ bên ngoài (để cảm thấy mình làm đúng, mình có giá trị, v..v).

Khó thiết lập ranh giới cá nhân, khó từ chối, khó nói ‘Không’ kể cả khi không muốn làm vậy.

–--

Kết quả mọi người sẽ hay nghe thấy là:

- ‘Lời nói chẳng có trọng lượng gì nữa, mình chẳng biết có nên nói ra không vì có nói cũng chẳng thay đổi được gì!’

- ‘Mình quên luôn cả nhu cầu thật sự của mình là gì vì quá quen với việc phải làm hài lòng người khác rồi!’

- ‘Mình cũng chẳng biết mình thích gì cả vì từ nhỏ luôn được bảo phải làm gì nên quen với việc người khác ra quyết định hộ rồi!’

Khi ‘Authority’ chưa được xác lập rõ ràng → dẫn tới khó thể hiện được ‘Authenticity’ (bản chất thật sự của mình). Điều này dễ hiểu mà đúng không? Ví dụ trước giờ chúng ta còn chưa quen với việc tự ra quyết định thì làm sao biết mình thật sự MUỐN gì để ra quyết định?

Vì vậy để tiến được tới gần hơn với bản chất của mình, chúng ta phải xác định lại, làm việc với ‘Authority’ của mình đã!

-----

Vậy làm thế nào để thiết lập (lại) được sự tự chủ - Authority - của mình? Vẫn là cái mình viết nhiều lắm, đó là bắt đầu tập nhận thức về bản thân (self-awareness).

Xác định giá trị cốt lõi của bạn là gì? Hiểu rõ điều gì thực sự quan trọng đối với bạn, không phải điều xã hội hoặc người khác cho là quan trọng.

Tập khả năng tự đưa ra quyết định: Bắt đầu từ những điều nhỏ, như chọn món ăn, và dần dần thực hành với những quyết định lớn hơn.

Thiết lập ranh giới: Học cách nói "không" và ưu tiên cho bản thân mà không cảm thấy tội lỗi.

Tự quán chiếu, làm việc với các triggers, cảm xúc bị trồi lên. Luôn có lí do khiến chúng ta sợ phải thể hiện ý kiến, suy nghĩ - bạn thử ngồi lại xem những nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu? Ai đã gieo vào các niềm tin ấy? Kí ức nào đã hình thành nỗi sợ ấy?

Tất cả những ý này, khi channelling, guides hay bảo mọi người là 'Học cách cắm rễ' - 'Finding your roots and build your foundation'. Mình không thể tả được theo nghĩa đen cho khách hàng hiểu 'cắm rễ' là gì mà mọi người chắc chỉ có thể cảm và thấm tinh thần mà guides nói thôi!

----

Đó, cho nên mọi người đừng sợ mình bị ‘nam tính’ quá! Tính nữ cần Tính nam để tạo ‘bản lề’, giống trong phần 2 mình có viết rồi, là: Tính nữ sẽ được khơi lên khi người phụ nữ cảm thấy an toàn.

Khi nào chúng ta cảm thấy an toàn? Là khi chúng ta tự chủ, biết đâu là ranh giới của mình, đâu là giá trị của mình và stick với chúng.

Càng hiểu mình, chúng ta sẽ càng thả lỏng. Đơn giản vậy thôi!

Phương

----

Đọc thêm:

‣ Tính nữ (phần 1):

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/1341011213497358

‣ Tính nữ (phần 2):

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/1343057289959417

‣ Tính nữ (phần 3):

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/pfbid023LzNdXNaPGZcey5Ber9zMmu83kEo6FYPzU7UnLyKYMSDZwxfRAyteCHfxihSTENfl

‣ Các bài cũ trong phần Mục lục và các bài về linh hồn, spirit guides, dẫn kênh, v..v: www.phuongngo.co

Previous
Previous

Vong, ma nhập?

Next
Next

11.11