Tính nữ & chữa lành mối quan hệ gia đình
✧✧✧
Mình định viết bài về chữa lành tổn thương trong mối quan hệ với gia đình lâu rồi nhưng mỗi loạt bài như vậy là phải chuẩn bị năng lượng đủ sức chứa thì mới viết xuống được. Hôm trước bé Quỳnh Anh (mình trích dẫn blog từ bài trước) viết về ‘Thương', có đoạn này mình mở rộng thêm. Mình hiểu cảm giác khi chúng ta đang ngụp lặn với các mối quan hệ thân sơ, những mối quan hệ mà có thể khiến chúng ta thở dài thốt lên ‘Có thật đây là gia đình mình không? Gia đình mà sao lại nỡ đối xử với nhau như thế này?’
Nhiều người cho hai từ chữa lành vào trong ngoặc kép, tại sao lại phải cho vào trong ngoặc kép mình không hiểu?!? Các bạn bảo ‘Mình không rách để mà phải chữa lành!’. Có thật là mình không rách không, hay chỉ là chúng ta không thấy thứ mình không thấy? Khi thấy rồi thì khó mà undo, undone được nữa. Cũng như khi đã thật sự thức tỉnh rồi thì chắc chắn điều đó sẽ thay đổi thế giới quan, cách chúng ta sống từ trước đến giờ, và chữa lành là quá trình tất yếu sẽ phải xảy ra. Ai chưa thấy chỉ là do chưa tới lúc thôi. Cũng không cần hiểu tường tận một người đã chữa lành thế nào mà chỉ cần nhìn vào kết quả là sẽ biết quá trình của họ. ‘By their fruits you will know them’ (‘Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai’) (*) trích từ kinh thánh, mình sẽ trích cả đoạn đầy đủ ở dưới).
-----------
Quỳnh Anh viết:
‘Gần đây mình hay kể về nghiệp gia đình. Ngụp lặn trong đống bùn lầy này và đối diện những chiếc tâm trí luôn nghĩ phụ thuộc lẫn nhau là true love, khiến mình mệt mỏi. Vì mình cảm nhận rõ rằng không có tình thương nào ở đây cả. Mỗi ngày mình đều thấy khó để thở và chán ghét. Mình không cảm được tình thương hời hợt và nông cạn mà tâm trí người khác vẫn cố ấn vào mình. Mình cũng mệt đến mức nhận ra không muốn thương người khác nữa. Trái tim mỗi ngày đều tự biết rõ, chẳng có tình yêu thương nào ở đây cả, trong gia đình. Tất cả chỉ là những chiếc tâm trí đầy tạp niệm, chấp niệm và đổ lỗi.
Người ta có thể dễ dàng nói “Vì bố mẹ thương con nên mới abcd” nhưng người con cảm nhận rõ không có cái tình thương nào. Phía con cái thì lại quá hiểu rõ sự thao túng đó và trở nên bức bối, cũng chẳng muốn thương bố mẹ nữa. Tình thương là thứ rất khó. Có thể trong lòng mình vừa thương vừa cực kỳ mệt mỏi chán chường hoàn cảnh này, nhưng mình sẽ rất khó để nói thẳng ra câu “con thương ông bà bố mẹ”.’
--------
Mấy hôm nay mình nghĩ thêm về ‘Tính nữ', cũng tính viết bài ‘Tính nữ’ phần 3, vì nó liên quan tới tổn thương gia đình. Bài ‘Tính nữ' phần 1 mình viết về mối quan hệ với bản thân; phần 2 là mối quan hệ với bạn đời; nhưng có một khía cạnh thứ 3 rất quan trọng nữa đó là mối quan hệ với cha mẹ. Chừng nào chúng ta còn chưa làm lành được mối quan hệ với gia đình thì việc học, thực hành tính nữ sẽ khó có cảm giác trọn vẹn. Sẽ luôn có một phần khắc khoải, nhức nhối bên trong, như một đứa trẻ thèm cái ôm của mẹ.
Và đúng thật là cho tới cùng, ‘tính nữ' cũng chỉ như cái ôm, hơi ấm của người mẹ. Thiếu tình thương, thiếu hơi ấm, thì như một đứa trẻ mồ côi có thể có đầy đủ đồ chơi vật chất đấy nhưng vẫn luôn có cảm giác tủi thân, thiếu hụt.
------
Chúng ta không cần cố thương người đã làm mình tổn thương. Cũng không cần thiết phải nói ra được câu ‘Con thương ông bà bố mẹ lắm'. Bảo là phải thương khi trong lòng mình còn nhiều oán trách thì sẽ chỉ khiến chúng ta thêm mệt mỏi như Quỳnh Anh viết.
Rồi bảo là ‘Phải thương nhân loại, thương loài người', nhưng nhìn xung quanh thấy bao nhiêu thói hư tật xấu, bao nhiêu người chìm đắm trong vô minh, phải bắt đầu thương từ đâu khi mọi người vẫn còn chưa hiểu?
Vậy thì ‘Thương' là phải thương cái gì?
Chúng ta thương phần linh hồn ở bên trong mỗi người. Phần sẽ khiến chúng ta nhận ra là khi mình làm đau người khác thì cũng chính là mình đang tự làm đau mình, vì ở góc độ cao hơn, đúng thật là mỗi chúng ta đều kết nối với nhau. (**)
Cũng chính phần linh hồn này mà spirits nhìn thấy chúng ta. Và khi nhìn xuyên qua lớp vỏ, chúng ta cũng sẽ thấy bên trong cha mẹ mình là những người với nhiều tổn thương lắm. Họ cũng nhỏ bé, sợ hãi, cũng thèm hơi ấm, thèm cái ôm như chúng ta thôi. Đôi khi còn có cảm giác như là những đứa trẻ chưa lớn mà đã phải đảm đương vai trò làm cha mẹ cho một đứa trẻ khác. Liệu chúng ta có đang quá khắt khe với cha mẹ mình không?
Chỉ khi nào chúng ta tha thứ được thì chúng ta mới chữa lành được.
Chỉ khi chúng ta không chấp phần con người nhỏ bé này của họ nữa, chúng ta mới vươn lên để mang tình thương từ trái tim mình sưởi ấm cả cho mình lẫn cho họ.
‘Through the love of God we can love others.
Through the love of others, we can heal the world'.
Phương
------
(*) Phần này nguyên văn trong Kinh thánh là: ‘Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.’
(‘Beware of false prophets, who come to you in sheep’s clothing but inwardly are ravenous wolves. You will know them by their fruits. Are grapes gathered from thorns, or figs from thistles? So, every sound tree bears good fruit, but the bad tree bears evil fruit. A sound tree cannot bear evil fruit, nor can a bad tree bear good fruit. Every tree that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire. Thus you will know them by their fruits.’ - Matthew 7:15-20)
-------
(**) Phần này mọi người xem thêm bài và video ở dưới về ‘Linh hồn ở cõi trung giới'. Khi chết đi và sang lại thế giới linh hồn, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn cảnh những tác động từ hành động, lời nói, suy nghĩ của mình tới người khác, và linh hồn sẽ trải qua tất cả những thứ ấy như thể chính mình là người kia.
------
Link bài của QA: https://www.facebook.com/aisha.sparklingpresence/posts/pfbid02yjtirShuWze8Eu7YNzh93cXgWuLFtVKuT98woHkVXkCeMK9UecqUoCtqrTJMTQDyl