Đừng sợ những cảm xúc ‘xấu xí' ♡

Trong lớp học mình có nhắc đến khái niệm nhận ra đâu là mức cân bằng năng lượng của mỗi người (‘energy baseline’). Đó là lúc bạn sẽ thấy mình bình tâm, tĩnh lặng, về lại trọng tâm. Mục đích của việc hiểu thế nào là trạng thái cân bằng là để nhận ra những lúc mình bị xáo trộn, tác động, những khi cảm xúc ‘xấu xí' trồi lên mà vẫn hay được gọi là các ‘triggers'.

Những ‘triggers' ở đó là để bạn nhận ra chỗ nào trong mình vẫn còn tổn thương và cần chữa lành. Đừng trốn tránh những cảm xúc như là ghen tị, mất an toàn, bị so sánh, cảm thấy mình không xứng đáng, không đủ, hay những khi cơn giận dữ bỗng bốc lên ngùn ngụt, hay khi nghe một tin tức buồn mà nước mắt cứ trào ra không dứt. 99% gốc rễ vấn đề ở đây không đến từ người kia mà ngược lại, họ chính là tấm gương phản chiếu những lập trình trong tiềm thức, nỗi sợ tiềm ẩn sâu xa bên trong mình. Đối diện với phần tối của mình rất khó (đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh dễ hơn nhiều!) nhưng khi đã nhận ra gốc rễ vấn đề nằm ở đâu bên trong mình, công việc sau đó sẽ dễ hơn nhiều. Chỉ cần chuyển hoá (‘shift') lại niềm tin, làm việc với phần cần chữa lành đó, dùng những câu khẳng định (‘affirmations') để thay đổi tiềm thức, trò chuyện với tâm thức, v..v.

✦ Ví dụ, nếu phút trước bạn vẫn đang thấy cân bằng bình ổn mà sau khi nói chuyện với ai đó xong, hay sau khi xem một video, bài viết của ai đó mà tự dưng bạn cảm thấy tâm trạng bực bội, hậm hực thì chắc chắn đã có gì đó bên trong bị kích động Điều này khác với khi mình bị ảnh hưởng bởi năng lượng của người khác. Thông thường khi bị kích động, cảm xúc sẽ dâng lên từ trong chúng ta chứ không phải như thể có ai đó trút hết ‘rác' từ họ sang mình. Hiểu trạng thái cân bằng năng lượng cũng sẽ giúp bạn nhận ra cái nào đến từ bên trong mình, cái nào đến từ cảm xúc tiêu cực từ người khác mà mình vô tình ôm năng lượng của họ vào người rồi cứ nghĩ đó là của mình.

✦ Khi nhận ra, bước tiếp theo là đào sâu hơn một chút, tự hỏi ‘Chuyện gì đã xảy ra? Có gì đó đã gây ra những cảm xúc này?’.

Và bước sau nữa sẽ cần bạn phải rất trung thực với bản thân, ví dụ ‘Có phải mình cảm thấy ghen tị vì ABC XYZ?’

✦ Tiếp theo: ‘Tại sao mình lại thấy ghen tị? Có phải vì mình tự cảm thấy mình kém cỏi/chưa đủ giỏi? Có phải nó đến từ mong muốn được công nhận, mình đang không cảm thấy tự tin (‘self-insecure')?’

✦ Nếu đi sâu hơn bước nữa, bạn có thể lần mò sợi dây để về lại tổn thương đứa trẻ bên trong, xem có thể lúc bé có phải mình hay bị so sánh không, có phải lúc nào mình cũng trong tâm trạng phải ‘perform' để bố mẹ được tự hào không, có phải bị thiếu thốn tình cảm không, v..v.

Đó là quy trình cơ bản để chúng ta đối diện với những triggers. Nếu đi sâu hơn nữa bạn có thể viết nhật kí, nói chuyện với inner child, thiền với inner child để khép lại tổn thương đó, v..v. Bạn sẽ có cảm giác như bạn đang lặn ngụp xuống các tầng rất sâu trong tiềm thức để rồi khi lần về được điểm nút, lúc trồi lên thì hầu như chúng ta đã quên mất tác nhân gây ra trigger đó là gì rồi

Đó cũng là công việc mà khi channelling, mình cũng giúp mọi người lặn ngụp sâu vào tận những nỗi sợ, cảm xúc bị đè nén rất sâu mà nhiều khi chúng ta còn chưa nhận ra hết. Cái khó nhất vẫn luôn là dám đối diện với những phần tối, ‘xấu xí', niềm tin giới hạn bên trong mình và thật sự trung thực với bản thân.

Có thể mọi người hay được nghe về các chiều kích 3D, 4D, 5D (hay là thế giới mới, New Earth), nghe thì phức tạp nhưng khác nhau cơ bản nhất giữa 3D lên 5D là việc chuyển dịch tâm thế từ ‘fear-based beliefs', niềm tin dựa trên nỗi sợ sang trạng thái hợp nhất với linh hồn, hành động đến từ trái tim, từ tình yêu. Để làm được thế chúng ta phải chữa lành được phần tối bên trong mình, và vì vậy mình nên cám ơn khi các cảm xúc tiêu cực trồi lên mới phải Không có bài học nào là vô nghĩa hết, mỗi cảm xúc tổn thương chúng ta có cũng chính là tri thức vì khi chuyển hoá được nó, nó sẽ như phù sa bồi đắp cho sông. Chữa lành là một quá trình, không phải đích đến, nhưng những gì chúng ta đã hàn gắn và những kĩ năng đạt được trong cuộc sống này sẽ được linh hồn mang theo sang cuộc sống sau

☾☽☾☽

www.phuongngo.co

Previous
Previous

‘Nothing really matters’

Next
Next

Hiểu thêm về ‘vong linh’