Khủng Hoảng Danh Tính (Identity Crisis)

Khủng Hoảng Danh Tính (Identity Crisis)

Cuộc đời con người, nếu cứ cho là trung bình khoảng 80 năm thì ít nhất ai cũng phải trải qua vài lần bị khủng hoảng danh tính (Identity Crisis). Nó là một kế hoạch được mỗi linh hồn sắp đặt để mình đóng tròn vai trong cuộc đời lần này, rồi tới nửa cuối lại thoát vai để chuẩn bị cho giai đoạn quay về với thế giới linh hồn.

1. Giai đoạn ‘từ trong ra ngoài’ (Inside Out) ứng với hai khủng hoảng:

▪︎ Khủng hoảng tuổi thiếu niên (15-20 tuổi): để định hình cá tính, cái tôi cá nhân, ‘Mình là ai? Dấu ấn, bản sắc, cá tính, cái Tôi của mình như thế nào?’

▪︎ Khủng hoảng tuổi thanh niên (20-30 tuổi): ‘Mình muốn trở thành người như thế nào? Mình sẽ làm công việc gì? Con đường nào phù hợp với linh hồn mình?

...
2. Giai đoạn từ ngoài vào trong (Outside In) với hai khủng hoảng nữa:

▪︎ Khủng hoảng tuổi trung niên (35-50 tuổi), giai đoạn này ai cũng biết với tên gọi ‘midlife crisis’: khủng hoảng để tìm ra ý nghĩa và giá trị sống đích thực. Giai đoạn này cũng hay ứng với những sự thức tỉnh tâm linh, khi linh hồn được đánh thức để nhìn ra những giá trị lớn lao hơn thay vì chỉ mỗi các giá trị vật chất. Câu hỏi được linh hồn đặt ra là: ‘Sứ mệnh và mục đích sống trong cuộc đời lần này là gì? Mình có thể làm gì để phụng sự?’

▪︎ Khủng hoảng cuối đời (sau 50, 60 tuổi): một khủng hoảng xen lẫn những nuối tiếc về những gì mình chưa làm được, những giá trị, di sản gì mình muốn để lại. Câu hỏi linh hồn đặt ra là: ‘Mình đã làm đủ chưa? Mình sẽ để lại gì sau khi chết đi?’

Thực tế là chỉ những khi ở trong giai đoạn khủng hoảng thì mọi người mới tìm đến mình và spirit guides. Tuy nhiên, những giai đoạn này không diễn ra tuần tự ai cũng giống ai. Có người đặt ra những câu hỏi lớn từ khi còn rất trẻ; rồi mỗi giai đoạn với người này thì nhanh, người kia thì chậm; người này thì để lại tác động lâu dài, đau đớn; người kia thì nhẹ nhàng lướt qua.

...

Lý do gì cho chuyện đó? Có vài lý do là:

▪︎ Nội lực của linh hồn:

Linh hồn đã trải qua giai đoạn tương tự ở các kiếp sống trước chưa? Bài học nào mà cứ học đi học lại mãi thì sẽ để lại dấu ấn để sang tới cuộc đời sau nó sẽ không thành vấn đề lớn nữa. Và nếu đã làm rồi thì khi sang cuộc đời tiếp, những câu hỏi lớn sẽ được kích hoạt từ khi còn rất trẻ. Điều này cũng giải thích thêm ở bài trước khi mình nói rằng chúng ta không thể thúc ép người khác phải thấy thứ mình thấy, hiểu thứ mình hiểu khi họ chưa tới thời điểm đó được. Nội lực là thứ cần được xây dựng qua nhiều nhiều cuộc đời.

▪︎ Những nghiệp quả (karma) cần gỡ bỏ trong cuộc sống này

Càng ngày mình càng thấy từ ‘trổ nghiệp’ rất hay. Đó là tại sao lại có khủng hoảng tuổi trung niên, vì thường là tới khi đó các karma đã được giải quyết tạm xong rồi, chúng ta mới bắt đầu có thời gian nghĩ cho bản thân, nghĩ về điều gì mình thực sự muốn làm và làm mình thấy hạnh phúc.

Tuy vậy, cũng có những trường hợp mà phải tới năm trung niên thì nghiệp mới ‘trổ’, sau khi mình đã quá đắm chìm vào các ảo vọng về tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, tới khi những quả bong bóng (illusion) vỡ ra thì khi ấy chúng ta mới muốn ‘sửa sai’ lại, sống bù cho quãng thời gian thanh thiếu niên chưa ‘hiểu chuyện’.

▪︎ Niềm tin - hay từ chuyên môn là độ đóng, mở; độ mềm, cứng của linh hồn

Ý này thực ra cũng là một phần của ý đầu, liên quan tới nội lực thôi nhưng mình tách riêng vì nó sẽ quyết định chúng ta ở lại trong trạng thái khủng hoảng lâu hay mau.

Từ mà mọi người hay nghe thấy là ‘surrender’, thả lỏng, xuôi dòng. Những lần khủng hoảng được ví như lá bài Tower trong tarot, đại diện cho tòa tháp sụp đổ.

‘Tòa tháp’ ấy là:

▪︎ Niềm tin đã được định hình từ lối sống, môi trường, giáo dục, thói quen từ khi sinh ra

▪︎ Những gì chúng ta đã xây dựng được từ trước tới giờ

▪︎ Thứ lớn nhất là DANH TÍNH (Identity) mình đã vận vào mình

Cả ba thứ đó đều làm cho chúng ta cố sống cố chết giữ chặt tòa tháp mặc cho nó đang sụp đổ từ móng. Càng leo cao càng khó xuống là vậy. Càng bị vận vào một chức danh, tên gọi, càng khó buông bỏ để thay đổi. Có một khủng hoảng nhỏ nằm trong khủng hoảng tuổi xế chiều đó là khủng hoảng sau khi về hưu: cảm giác thấy mình thừa thãi, không còn giá trị gì nữa khi không còn công việc, và không biết mình thích gì khác ngoài công việc đã quá quen với nó mấy chục năm.

...

Mình càng lỏng, càng mềm dẻo như dòng nước thì càng dễ nương theo dòng chảy. Mặc dù đúng là, thay đổi là thứ khó nhất trên đời vì bao nhiêu nỗi sợ bị trồi lên: sợ không còn thu nhập; sợ thất bại; sợ đi sai đường; sợ bắt đầu lại cái mới từ con số 0; sợ trở nên vô danh vô hình.

Mình viết những dòng này không đứng từ tâm thế của một life coach khuyên bạn đừng lo, mà mình viết trên góc độ của một người nhìn thấy hai thế giới: thế giới vật chất này và thế giới linh hồn.

Mỗi lần khủng hoảng là mỗi lần chúng ta có cơ hội định hình lại toàn bộ cuộc sống, tài sản, niềm tin, con đường của mình. Thất bại, khủng hoảng cho chúng ta thấy nhiều thứ về bản thân hơn là thành công nhiều!

Mình rất thích những khi khách hàng tìm đến spirit guides và nói rằng, ‘Con đã cố, đã thử nhiều cách, nhưng bây giờ con mệt rồi. Hãy cho con biết con thực sự là ai và cần phải học điều gì trong cuộc đời lần này’.

Với guides câu đó như là jackpot, trúng số độc đắc vậy ấy! Vì họ biết bạn đã mở được cửa rồi, bạn đang trên đường VỀ NHÀ rồi! 80 năm cuộc đời, đi xa đến mấy thì tới cuối đời ai cũng hường về lại 'quê hương' cả.

Bạn sẽ nhận được hai món quà to bự sau mỗi khủng hoảng, đó là: TÌNH THƯƠNG và NIỀM TIN vào bản thân. Ai sẽ thương mình khi ngay cả mình còn không thương được mình? Ai tin mình khi mình còn không tin được vào giá trị của bản thân, trong những lúc tối tăm và trũng nhất này?

...

Khủng hoảng là cần thiết và healthy.

Khủng hoảng để chúng ta được reset và xây lại.

Khủng hoảng để chúng ta tách mình ra khỏi định danh, identity mà mình bị đóng khung, để nhận ra rằng: ‘I am Nothing yet I am Everything’.

Spirits luôn chờ bạn quay về Nhà.

.
.

Nếu muốn gặp và trò chuyện với spirit guides, bạn xem thêm trên website của mình nhé 💖

Phương

Previous
Previous

Cách xin chỉ dẫn và thông điệp từ spirit guides

Next
Next

You DON’T only live once