Chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong - ‘Father wounds’
Mình ít khi nói về ‘vong' trên blog một phần cũng vì đối với mình, buồn hơn cả các bạn ‘false light' là những người vẫn sống nhưng họ có quá nhiều tổn thương khiến họ đóng chặt luân xa trái tim lại, ở bên họ bạn sẽ cảm thấy một sự lạnh lẽo, vô cảm, những câu nói cố tình hay vô tình làm đau người khác, thậm chí còn tới mức nhẫn tâm. Buồn hơn nữa nếu đó là người thân trong gia đình, những người bạn nghĩ rằng là nơi để mình quay về, là bố là mẹ, là chỗ dựa, là nền tảng để nuôi nấng mình… Nếu là người ngoài thì chúng ta còn có thể cắt đứt những mối quan hệ đó, nhưng khi là người thân trong gia đình thì luôn có một sợi dây kết nối, ở đâu đó trong tâm mình bạn biết luôn có một mảnh ghép cần được hàn gắn. Có rất nhiều buổi channelling mình đi qua hết những cung bậc cảm xúc cùng mọi người, từ sự trách móc với những câu nói tổn thương từ gia đình, tới sự khát khao yêu thương từ bố mẹ, cho tới trách nhiệm làm con khiến mình cứ bị giằng xé giữa một bên là ‘phải' tha thứ vì đó là bố mẹ mình nhưng cái nhân giận dữ vẫn còn đó…
Mình đã viết nhiều về chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong, về tổn thương thế hệ, tổn thương người mẹ (‘mother wounds'), nhưng mấy hôm nay mình cũng nghĩ nhiều về ‘father wounds'. Nếu chúng ta lấy từ ‘mother wounds’ những giá trị về tính nữ, giá trị bản thân, định nghĩa về hạnh phúc, sự hài hoà, buông bỏ, cân bằng - thì chúng ta lấy từ ‘father wounds' cũng về giá trị bản thân nhưng về sự tự tin, chỗ đứng; về sự ‘Tôi xứng đáng' và ‘I am ENOUGH'; về thái độ khi nhận và cho đi, trong đó cả sự nhận về mặt tình cảm lẫn thái độ với tiền bạc. ‘Father wounds' ảnh hưởng tới chúng ta một cách ít trực diện nhưng sâu hơn ‘mother wounds', nếu ‘mother wounds' khiến chúng ta muốn khóc để giải toả, buông bỏ, giống như sự khát khao tình cảm của người mẹ thì với ‘father wounds', chúng ta khát khao một sự công nhận và được ghi nhận.
Một người phải trải qua những nỗi đau nhiều tới thế nào, phải bị củng cố niềm tin rằng ‘Không ai yêu mình' để dẫn tới việc họ không dám nhận tình yêu thương, không biết cách thể hiện tình yêu thương, không dám đối diện với những tổn thương vì nó quá đau, nhưng lại không thể để nó tuôn trào hết ra một cách lành mạnh do áp lực xã hội - và rồi thay vào đó, họ thể hiện bằng những lời nói cộc cằn, cứa vào tim người khác, rồi vô tình cứ đẩy người thân xa dần. Khi nhìn sâu hơn qua lớp vỏ xù xì xấu xí, cộc cằn đó của họ, có lẽ chúng ta sẽ thấy một tâm hồn đang cô đơn, cô độc và cũng cần biết bao sự công nhận, ghi nhận và được chấp nhận.
Chúng ta hay nói tới chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong theo cách là chỉ thấy hình ảnh mình là một đứa bé con cô độc cần tình cảm, nhưng có lẽ mình phải nhìn xa hơn, bên trong lớp vỏ là bố là mẹ thật sự là những nỗi đau chưa được chữa lành, và hiểu rằng: ‘This is NOT about me’ - ‘Những điều họ nói, họ làm dù có thể làm đau mình, nhưng đó không phải là do mình. Đó chỉ là cách tự phòng vệ để che đi những nỗi đau họ chưa thể hay chưa dám đối diện.’
‘They can only hurt you if you let them’ - ‘Người khác chỉ có thể làm tổn thương mình nếu mình cho phép họ làm vậy'. Bài học lớn nhất của mối quan hệ cha mẹ - con cái có lẽ là nhìn xuyên qua những lời nói gây tổn thương để trông thấy ‘tính Phật', ánh sáng, tính thiện bên trong mỗi người, nhưng cũng học được thế nào là ‘Enough is enough', chúng ta không cần phải là bản sao của cha mẹ mình, chúng ta không cần phải lặp lại mô thức từ cha mẹ và quan trọng hơn hết là chúng ta được tự do đi trên hành trình của mình…
▵▼▵
Xem thêm bài cũ ‘Mother wounds': https://tinyurl.com/mpjre6yy