Có cần phải biết tiền kiếp không?

・Có cần phải biết tiền kiếp không?
・Linh hồn sàng lọc các nghiệp và bài học sau mỗi cuộc đời thế nào?
・Các ‘chủ đề’ của cuộc sống lần này là gì?
・Thôi miên khác với cách mình làm dẫn kênh/channelling như thế nào?

✨ ✨ ✨

Không biết hồi nhỏ mọi người có bao giờ nhìn thấy hình ảnh các bà các cô ở chợ dùng cái rổ bằng tre nứa để sàng sẩy gạo, đỗ, lạc không nhỉ? Mình để mấy bức ảnh ở dưới để mọi người dễ hình dung! Hôm rồi trong lớp trực giác, mình dùng hình ảnh đó để ví với chuyện linh hồn mỗi người lọc các nghiệp xấu/tốt và bài học sau mỗi cuộc đời, rồi từ đó lên kế hoạch và các chủ đề cho cuộc sống sắp tới. Khi sàng sẩy hạt, những hạt nặng sẽ lọt qua lỗ trong cái rổ rồi rơi xuống dưới, hạt nào nhẹ thì đọng lại ở phía trên. Cũng tương tự như chúng ta sau mỗi cuộc đời, sau khi linh hồn rời khỏi cơ thể, linh hồn sẽ đi qua cõi trung giới/Kamaloka để nhìn lại cuộc đời vừa qua và xem lại các nghiệp xấu/tốt mình để lại, xem lại các bài học nào đã học xong, bài học nào cần phải hiểu sâu thêm, v..v; Sau Kamaloka, linh hồn sẽ đi tiếp một cõi giới nữa có tên là Devachan**. Ở Devachan, linh hồn cũng sẽ lên kế hoạch cho lần đầu thai kế tiếp. Những bài học mình đã ngấm được rồi thì sẽ không đi qua nữa, những gì cần hoàn thiện hơn thì sẽ tạo thành các ‘chủ đề' (life theme) cho cuộc sống sắp tới - mọi người làm channeling với mình sẽ thấy mình hay dùng từ là các ‘gạch đầu dòng', hoặc gọi đơn giản như cách thông thường là các bài học cũng được. Mình không muốn dùng từ ‘bài học' vì nghe giống như là ‘phải học', hay bị bắt buộc, hay có ai đó ép từ trên xuống nhưng thực ra tất cả các chủ đề trong cuộc sống đều bắt nguồn từ ý chí cá nhân của linh hồn cả.

・Đứng từ góc độ này thì chúng ta sẽ thấy là cuộc sống lần này của mình là kết quả được kết trái từ vô số các cuộc đời trước. Nếu chúng ta học được rất nhiều thứ ở trong một cuộc đời thì chúng ta sẽ mang hết nước cốt của tất cả các ‘quả' đó với mình sang tới cuộc đời sau. Tất cả những chủ đề trong cuộc sống này là những gì còn lại sau rất nhiều lần sàng sẩy, sau rất rất nhiều những bài học khác mà chúng ta đã đi qua.

・Điều này có nghĩa rằng nếu chúng ta biết được các chủ đề chính trong cuộc đời lần này của mình thì mình sẽ có một cái nhìn tổng quan so với chỉ biết một hoặc vài tiền kiếp đơn lẻ vì có những cuộc đời với một vài chủ đề giống nhau, nhưng hoàn cảnh, bối cảnh, nhân vật khác nhau là để linh hồn hoàn thiện hơn các bài học/chủ đề đó ở một góc độ khác. Đôi khi những gì trong cuộc đời đó không hoàn toàn đủ để giúp mình giải quyết các vấn đề trong cuộc đời hiện tại. Và một điều nữa đó là khi làm thôi miên, hoặc tự mình set intentions để hiểu hơn về một vấn đề cụ thể đang gặp phải thì higher-self của chúng ta nhiều khi sẽ chỉ lôi ra một vài kí ức liên quan nhất tới bài học, vấn đề cụ thể ngay tại thời điểm đó mà thôi.

✨ ✨ ✨

Mọi người làm channelling xong hay bảo là các life-theme được manifest ra rất nhanh, nhưng mình thì nghĩ rằng đó là do chúng ta được biết đề bài rồi, biết tên gọi của nó là gì thì khi có chuyện xảy ra, chúng ta sẽ nhận ra theo kiểu: ‘À, cái này là một trong các chủ đề đây!’. Có thể ngay tại lúc đó, khi nghe các thông tin đến nhiều quá mọi người sẽ cảm giác bị ngộp không theo kịp, nhưng rồi khi tĩnh tâm lại xong nghe lại thì nó sẽ như là những viên nén, các thông điệp sẽ vỡ ra từ từ!

Mọi người không cần trả lời kể lể quá chi tiết những câu hỏi mình gửi trước khi làm channelling đâu vì thực ra những câu đó mình chỉ dùng để hiểu hơn năng lượng của mọi người thôi, còn lại thì spirit guides và higher-self (có bạn gọi là ‘inner guides' mình thấy hay ghê!) sẽ là người hiểu bạn nhất, mình chỉ làm đúng công việc của mình là cây cầu nối để dịch lại thông tin, thông điệp cho bạn một cách tốt nhất thôi! Cả một buổi 60 - 70 phút sẽ hoàn toàn là dẫn kênh và kết nối với spirit team, mình không kết hợp với xem bài hay các hình thức nào khác nữa cả (và mình cũng không có dịch vụ với các hình thức khác ^^).

Những câu hỏi nào bạn có thể hỏi spirit guides? Bạn có phải vào trạng thái gì không? Dẫn kênh/channeling là gì, khác với các hình thức khác thế nào? Bạn đọc thêm trong phần ‘Các câu hỏi thường gặp' ở đây nhé: www.phuongngo.co/faqs.

Phương 🥰


(**) Devachan: tên gọi được trích từ tâm linh cổ điển, Theosophy, Rudolf Steiner và Anthroposophy

Previous
Previous

‘𝗪𝗵𝗮𝘁 𝗻𝗲𝗲𝗱𝘀 𝘁𝗼 𝗱𝗶𝗲 𝗶𝗻 𝘂𝘀 𝗳𝗼𝗿 𝘂𝘀 𝘁𝗼 𝗯𝗲 𝗿𝗲𝗯𝗼𝗿𝗻?'

Next
Next

‘Soulmate’, ‘Twinflame’ và học cách sống