Bạn có đang trong giai đoạn cần-phải trũng mà không biết không?

Bạn có đang trong giai đoạn cần-phải trũng mà không biết không?

1.

Cái đồ thị hình sin ở dưới chắc mọi người quen lắm rồi! Mình vẫn phải nhắc lại trong loạt bài này vì tâm lý bình thường là chúng ta coi quy luật lên xuống là hiển nhiên khi nó ko tác động tới mình, cơ mà khi nó áp dụng với mình thì chúng ta lại kháng cự ^^

Biểu đồ này thể hiện chu kỳ lên xuống, thịnh - suy, quy luật của vạn vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn, từ xưa đến nay.

Chúng ta thấy nó ở:

‣ Các mùa trong năm

‣ Trong tự nhiên: lá rụng mùa đông rồi mọc lại vào mùa xuân; hoa nở rồi lại tàn

‣ Trong các xu hướng xã hội: các trend thịnh hành, rồi suy thoái, rồi lại thịnh hành trở lại với các chi tiết được cải tiến

‣ Những nền văn minh đạt tới cực thịnh rồi thoái trào

‣ Thậm chí trong cả cơ thể cũng có các chu kỳ (kinh nguyệt); tuổi tác cũng có thời kì vàng kim,

v..v.

Chúng ta thấy nó bình thường trong tự nhiên vì mình hiểu quy luật của nó rồi nên không lo khi nhìn thấy lá cây già rồi rụng. Không lo khi trời đang nắng nóng hôm nay bỗng mai gió mùa về.

Vậy mà chúng ta lại lo khi mình tới giai đoạn cần-phải trũng Chẳng phải chúng ta cũng là một phần trong cái tổng thể rộng lớn, một phần của tự nhiên đó sao ^^

Quy luật này áp dụng trong cả việc chữa lành, tu tập; cả việc kinh doanh; trong những mối quan hệ. Nương theo quy luật cũng là ý nghĩa thật sự của từ ‘Surrender', chứ không phải chỉ mỗi là phó mặc cho vũ trụ thôi đâu.

-

2.

Nhận ra chúng ta là một phần trong cái quy luật ấy thì mình sẽ nhìn các giai đoạn đen tối dưới lăng kính khác. Có thể chúng ta đang đi qua giai đoạn thanh lọc, đang trong giai đoạn trũng trong chuỗi chu kỳ lớn hơn mà chúng ta chưa hiểu hết được ý nghĩa của nó. Ngay trong thần số học cũng chia thành chu kỳ 9 năm một; tử vi cũng là đại vận 10 năm, mỗi giai đoạn cũng có năng lượng khác nhau mỗi người cần tập trung vào.

Chính vì thế, giai đoạn tối tăm đau khổ mà bạn đang trải qua, nó không có nghĩa là bạn thất bại hay chẳng có giá trị gì cả. Tâm lý thông thường chúng ta đem so sánh giai đoạn suy với giai đoạn cực thịnh để hoài niệm về quá khứ mà quên rằng ‘một cánh cửa cũ khép lại thì một cánh cửa khác đang mở ra'. Câu này ai cũng nghe rồi nhưng để buông, để tin, để surrender thật sự thì có thể lại là chủ đề lớn mà linh hồn phải học qua vài kiếp sống.

-

3.

Thay đổi niềm tin thì bạn sẽ biết cách ứng xử khi tới giai đoạn trũng. Chúng ta sẽ hiểu rằng:

‣ Mình đang mở rộng dung lượng để chứa được nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng tràn vào thì tất nhiên phải đẩy phần tối ra rồi!

‣ Higher-self, spirit guides đang ngầm nhắn ‘Nghỉ ngơi đi con kẻo bị burn out!’. Giai đoạn trầm, lặng là lúc chúng ta được cho để nghỉ ngơi, rà soát lại những gì mình đã làm tốt, những gì cần thay đổi, những gì cần lên kế hoạch cho hành trình mới. Guides bảo đây là giai đoạn ‘Kiểm kho' Mọi người đọc lại bài trước về cách xác định lại mục tiêu nữa nhé. Hãy tin rằng chúng ta đang kiểm kho để chuẩn bị lương thực dự trữ cho hành trình mới.

Lý trí thì muốn nếu đã tốt, đã work thì cứ tốt mãi, nhưng quy luật vận hành đâu có vậy! Nói vui là cái gì cũng có thời vụ vậy đó. Mùa vắng thì gieo hạt để chờ tới mùa gặt mới có cái để thu hoạch chứ

-

4.

Chu kì trũng thường kéo dài bao lâu?

Hỏi câu này giống như hỏi là ‘Sau khi chia tay người yêu thì mất bao lâu để hết buồn?’. Người thì cần 1 ngày, người cần vài tháng, người thì cả đời không quên được. Nghiên cứu bảo rằng cần đâu đó ⅓ quãng thời gian của mối quan hệ, ngày trẻ thì mình tin nhưng giờ mình ko nghe các con số trung bình nữa

Chỉ có một quy luật thôi: nó càng kéo dài khi chúng ta càng cố kháng cự và làm mọi cách để trở về ‘bình thường'.

Thay vào đó, hãy học cách ‘cưỡi sóng’. Ngay cả sự sáng tạo cũng có chu kì: những lúc cảm thấy bí ý tưởng, làm mãi cứ hỏng thì bạn hãy thử tách khỏi vấn đề đó, chuyển sang làm một hoạt động khác không liên quan. Chuyện thường xuyên xảy ra là khi break khỏi vấn đề thì mình lại tìm ra giải pháp, trong khi lúc đâm đầu vào nó lại chẳng nhìn thấy đường đâu.

(Thế nhé, đừng ‘bướng' quá!)

-

Phương

----------

Đọc thêm:

‣ Phần 3: Giai đoạn trũng thì phải làm gì?

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/pfbid0ZNmskPkFbCYri6Dng823eCxBasBLQsLTvWgyBLSAmsRkGcYBK8n8cSZd1uUJEVwKl

‣ Phần 1: Cách vượt qua sự trì hoãn

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/pfbid034AbXMxk8vmj7BW3nULLBhNNFPTsYYq3oGFUr5et4w1Zov89vzfZXCxukZSkw4i4jl

Previous
Previous

Các vị thầy tâm linh (spirit guides) và higher-self là những ai?

Next
Next

Sự thật khi khai mở con mắt thứ 3